Bài Viết Mới

Công nghệ 4.0 có thể cải thiện hiệu quả lĩnh vực chế biến gia cầm và tối ưu hóa năng suất nguyên liệu thông qua việc tích hợp các hệ thống công nghệ. Ảnh: Poultryworld

Công nghệ 4.0 có thể cải thiện hiệu quả lĩnh vực chế biến gia cầm và tối ưu hóa năng suất nguyên liệu thông qua việc tích hợp các hệ thống công nghệ. Ảnh: Poultryworld

Dân số thế giới ngày càng tăng kéo theo nhu cầu về thịt nói chung, cũng như ngành chăn nuôi gia cầm nói riêng và đòi hỏi các doanh nghiệp chăn nuôi gia cầm phải không ngừng phát triển.

Những tiến bộ gần đây trong hệ thống sản xuất và vật liệu công nghệ, như cảm biến và thiết bị cảm biến tiên tiến, phương pháp xử lý dữ liệu và máy học, nhằm cung cấp các công cụ hiệu quả cho ngành chăn nuôi gia cầm để tối ưu hóa năng suất. Để theo dõi “dòng chảy” nguyên liệu trong suốt quá trình, từ trang trại đến bàn ăn và đưa ra quyết định dựa trên thời gian thực đòi hỏi các nhà chăn nuôi, chế biến phải không ngừng cải tiến công nghệ.

Công nghệ 4.0 là gì?

Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên bắt đầu với việc phát minh ra máy chạy bằng hơi nước và máy thủy lực. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai đánh dấu mốc sản xuất hàng loạt và sử dụng điện. Tiếp sau đó là cuộc cách mạng thứ ba với sự ra đời của tự động hóa và điện tử.

Mỗi tiến bộ công nghệ này đã làm thay đổi đáng kể phương thức sản xuất trong tất cả các lĩnh vực, bao gồm cả chăn nuôi gia cầm. Tuy nhiên, tỷ lệ ứng dụng từng tiến bộ công nghệ khác nhau tùy thuộc vào chi phí, tính sẵn có của cơ sở hạ tầng, khả năng thích ứng của từng nền nơi và số lượng các khóa đào tạo cần thiết…

Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên cách mạng công nghệ và công nghiệp lần thứ tư hay còn gọi là công nghệ 4.0, bao gồm sự kết hợp của nhiều công nghệ khác nhau, từ người máy, trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, hệ thống tự vận hành, công nghệ nano, điện toán lượng tử và Internet vạn vật hoàn toàn được kết nối với nhau.

Theo đó, công nghệ 4.0 có thể cải thiện hiệu quả trong lĩnh vực chế biến gia cầm và tối ưu hóa năng suất nguyên liệu thông qua việc tích hợp các hệ thống vật lý mạng và công nghệ truyền dẫn không dây để theo dõi sản xuất trong thời gian thực ở các bước khác nhau của quy trình sản xuất. Việc vận chuyển gia cầm sống từ trang trại chăn nuôi đến nhà máy chế biến là bước đầu tiên trong quá trình tiếp nhận nguyên liệu.

Sau khi gia cầm được treo thủ công trên dây chuyền chế biến, máy móc sẽ bắt đầu tiến hành đếm. Hệ thống phần cứng chi phí thấp kết hợp với bảng điều khiển phân tích trực quan và Internet vạn vật có thể được sử dụng như một công cụ phù hợp để xác định chính xác của số lượng và tốc độ của dây chuyền sản xuất.

Ngoài ra, sau khi loại bỏ toàn bộ nội tạng và chân của gia cầm, sản lượng nguyên liệu sẽ được tính toán, như trọng lượng của mỗi con và dữ liệu từ dây chuyền sản xuất sẽ được tự động thiết lập.

Sau đó phần mềm chuyên dụng trong dây chuyền sản xuất sẽ có thể lựa chọn gia cầm, quản lý phân phối linh hoạt và giảm thiểu lãng phí. Tiếp đến là các bước lóc và bóc tách xương gia cầm là cần thiết để tối ưu hóa năng suất nguyên liệu. Tốc độ và thao tác của từng nhân viên trong khâu này, cũng như số lượng sản phẩm được đóng gói và dán nhãn theo từng đơn đặt hàng có thể được theo dõi bằng hệ thống giám sát thời gian thực.

Mặc dù công nghệ 4.0 đang định hình lại ngành chăn nuôi gia cầm, tuy nhiên nó cũng đang phải đối mặt với một số thách thức mới như nguy cơ bị tấn công mạng và gián điệp công nghệ, cùng với thách thức về đảm bảo quyền và truy cập dữ liệu.

Với sự chuyển đổi số được mong đợi, một số công nghệ mới nổi đang mở đường hướng tới một tầm nhìn tiên tiến hơn cho tương lai. Đó là công nghệ 5G- một trong những yếu tố chính của tương lai và chuyển đổi dữ liệu do khả năng hỗ trợ tăng dung lượng gấp 1.000 lần, kết nối với ít nhất 100 tỷ thiết bị và trải nghiệm người dùng cá nhân 10-20 GB với độ trễ cực thấp và phản ứng ngay tức thì.

Việc triển khai mạng 5G để xử lý dữ liệu từ các loại cảm biến khác nhau cũng đòi hỏi sự phát triển của các kỹ thuật xử lý dữ liệu mới. Để giải quyết nhu cầu này, dự báo sẽ có một sự thay đổi mạnh mẽ trong các thuật toán học máy và trí tuệ nhân tạo nhằm hiệu quả hơn trong việc xử lý dữ liệu và ra quyết định.

Ngoài ra thị giác máy được cho là sẽ có tác động lớn đến nhiều lĩnh vực, bao gồm cả nông nghiệp và khoa học động vật. Nó đặc biệt hữu ích cho những vấn đề cần mắt người để đánh giá tình hình và nó được cho là sẽ trở thành tâm điểm phát triển trong tương lai gần.

Theo các chuyên gia, sử dụng công nghệ 4.0 trong ngành gia cầm giúp tăng hiệu quả sản xuất, giảm chi phí vận hành và nhân lực, đồng thời cung cấp dữ liệu chính xác và đáng tin cậy cho các mục đích quản lý và lập kế hoạch. Tuy nhiên, để phát triển một hệ thống giám sát mạnh mẽ trong các nhà máy chế biến gia cầm, cần phải thu thập kết hợp dữ liệu từ các nghiên cứu quy mô lớn bằng cách sử dụng nhiều cảm biến.



source https://nongnghiep.vn/cong-nghe-che-bien-gia-cam-40-d324793.html

Tại nhiều quốc gia, các loại côn trùng như dế mèn, châu chấu, bọ xít đã trở thành những món ăn đặc sản. Ảnh: Khmer Times

Tại nhiều quốc gia, các loại côn trùng như dế mèn, châu chấu, bọ xít đã trở thành những món ăn đặc sản. Ảnh: Khmer Times

Dự báo của công ty Meticulous Market Research cho biết, về khối lượng, thị trường côn trùng  thế giới dùng làm thức ăn cho cả con người lẫn gia súc, gia cầm và thủy sản dự kiến ​​sẽ đạt 3,13 triệu tấn vào năm 2030, với tốc độ tăng trưởng hàng năm CAGR là 31,1% trong giai đoạn 2022–2030.

Sự tăng trưởng của thị trường côn trùng được thúc đẩy bởi lượng phát thải khí nhà kính ngày càng tăng từ ngành chăn nuôi gia súc và gia cầm. Trong khi đó, giá trị dinh dưỡng cao của côn trùng cùng những lợi ích môi trường của côn trùng ăn được, và nhu cầu ngày càng tăng đối với protein côn trùng trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi và nguy cơ thấp lây truyền bệnh tật thông qua việc tiêu thụ côn trùng ăn được... chính là những ưu điểm của ngành này

Tuy nhiên, hiện việc thiếu một hàng lang, khung pháp lý chuẩn hóa, cùng với các rào cản tâm lý và đạo đức, lối sống đối với việc tiêu thụ côn trùng làm thực phẩm, và nguy cơ dị ứng do tiêu thụ côn trùng được cho là sẽ kìm hãm sự phát triển của thị trường này.

Theo các nghiên cứu, những nền kinh tế mới nổi được dự báo ​​sẽ nắm giữ cơ hội tăng trưởng đáng kể cho những người tham gia hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh côn trùng.

Ông Phusit Ratanakul Sereroengrit, Tổng giám đốc Cục Xúc tiến Thương mại Quốc tế Thái Lan cho biết, cơ quan thương vụ của nước này tại thành phố Chicago (Mỹ) vuwag hoàn thành một báo cáo cho thấy, mức độ tiêu thụ côn trùng tại thị trường Mỹ đang tăng trửng liên tục và hứa hẹn rất nhiều triển vọng.

Côn trùng được coi là một loại protein thay thế bền vững, hiện mới được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực chế biến thực phẩm và đồ uống, bao gồm cả ngành công nghiệp bánh kẹo, bột thức ăn gia súc và thức ăn cho vật nuôi, thú cưng.

Theo Hiệp hội các nhà chế biến thực phẩm Thái Lan, trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại về an ninh lương thực do những tác động nghiêm trọng của cuộc chiến Nga-Ukraine đang diễn ra, côn trùng ăn được và nguồn protein có nguồn gốc từ côn trùng có thể mở ra tiềm năng xuất khẩu mạnh trên thị trường thế giới.

Một trang trại nuôi dế cơm làm thực phẩm ở miền Bắc Thái Lan. Ảnh: The Nation

Một trang trại nuôi dế cơm làm thực phẩm ở miền Bắc Thái Lan. Ảnh: The Nation

Ông Visit Limlurcha, Chủ tịch danh dự của hiệp hội cho biết, Thái Lan là quốc gia nắm giữ “bí quyết” chăn nuôi côn trùng ăn được, đồng thời lưu ý rằng việc nuôi côn trùng cần ít vốn đầu tư và nhân công nhưng lại có thời gian sinh lợi và thu hoạch ngắn hơn so với các nguồn cung cấp protein khác.

Hiện các thị trường xuất khẩu côn trùng quan trọng nhất của Thái Lan bao gồm Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam.

Tại Thái Lan, đến nay đã có hơn 20.000 trang trại nuôi dế truyền thống, chủ yếu nằm ở khu vực đông bắc với sản lượng trên 7.000 tấn. Thái Lan hiện cũng là nước xuất khẩu côn trùng sống lớn thứ 17 thế giới.

Trong 5 tháng đầu năm 2021, lượng côn trùng sống xuất khẩu của Thái Lan đạt 575 tấn, đem về giá trị kim ngạch xuất khẩu 85.346 USD, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2020.  Các thị trường xuất khẩu chính bao gồm Mỹ (chiếm 40,4%), tiếp theo là Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (17,9%), Đức (16,9%), Vương quốc Anh (12,1%), Hà Lan (10,9%) và Hàn Quốc (1,35%).

Ở nhiều nước trên thế giới, việc sử dụng côn trùng làm thức ăn đã có từ lâu, với nhiều loài khá phổ biến như châu chấu, nhộng tằm, dế mèn, mối, nhộng ve sầu, đuông dừa, sâu chít, sâu dâu, sâu sắn dây…. thậm chí nhiều loài còn được chế biến thành những món ăn đặc sản như bọ cạp chiên, dế cơm chiên, châu chấu sốt sa tế, bọ xít rang lá chanh, cà cuống …



source https://nongnghiep.vn/thi-truong-con-trung-lam-thuc-pham-rat-trien-vong-d324661.html

Để chăn nuôi bò sữa đạt hiệu quả, người dân được khuyến khích nuôi bò với số lượng lớn, tối thiểu 10 con/hộ. 

Để chăn nuôi bò sữa đạt hiệu quả, người dân được khuyến khích nuôi bò với số lượng lớn, tối thiểu 10 con/hộ. 

Theo Tổng cục Thống kê, trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2021, tổng đàn bò sữa tăng trưởng bình quân 3,77 %. Đến 31/12/2021, đàn bò sữa đạt 375.000 con.

Năng suất sữa trung bình của đàn bò vắt sữa trong cả nước năm 2020 đạt trên 5.300 kg/con/năm. Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) đánh giá, con số này khá cao so với các nước có có điều kiện tương đương.

Đặc biệt, tại một số trang trại áp dụng công nghệ cao, năng suất sữa trung bình/con/ngày của đàn bò sữa nhỉnh hơn, dao động từ 26,1 kg/con/ngày (tương ứng khoảng 7.960 kg/chu kỳ tiết sữa) đến 28,35 kg/con/ngày (tương ứng 8.647 kg/chu kỳ tiết sữa).

Cá biệt, nhiều con có thể đạt 11.000 kg trong một chu kỳ tiết sữa (305 ngày).

Trong bối cảnh, tốc độ tăng số lượng đàn bò chậm hơn so với nhu cầu của thị trường nội địa, việc nâng cao năng suất sữa là vấn đề rất được quan tâm.

Bên lề “Triển lãm quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa lần thứ 3” tại Việt Nam, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội, ông Nguyễn Ngọc Sơn ủng hộ quan điểm này. Ông Sơn cho biết, thành phố định hướng duy trì ổn định đàn bò sữa tại các xã chăn nuôi trọng điểm, với số lượng tổng khoảng 15.000 con.

Tuy nhiên, Hà Nội sẽ tăng cường tuyển chọn, giữ lại các con giống có năng suất từ 18 kg sữa tươi/ngày trở lên để phục vụ nhu cầu nội địa.

Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội, ông Nguyễn Ngọc Sơn.

Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội, ông Nguyễn Ngọc Sơn.

Thời gian tới, Hà Nội tập trung phát triển chăn nuôi bò sữa xa khu dân cư, trong trang trại chăn nuôi tập trung tại các huyện Ba Vì, Gia Lâm, Quốc Oai, Đan Phượng, Phúc Thọ và thị xã Sơn Tây; hoặc tại vùng đồi gò và vùng bãi bồi ven sông Đà, sông Hồng, sông Đuống, sông Cà Lồ.

"Chúng tôi sẽ nghiên cứu chuyển phần lớn diện tích ở những nơi phù hợp và một phần diện tích đất nông nghiệp hiệu quả thấp (khoảng 500.000 đến 1 triệu ha) sang thâm canh trồng cỏ và phục vụ thức ăn chăn nuôi. Ngoài ra, xây dựng mô hình chăn nuôi bò sữa tập trung, tạo tiền đề thu hút doanh nghiệp đầu tư vào phát triển chăn nuôi bò sữa", ông Sơn nói.

Tính đến đầu năm 2021, đàn bò sữa tập trung chủ yếu ở khu vực Đông Nam bộ, với 106.283 con, chiếm 32,07 % nhưng có xu hướng giảm. Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung chiếm 26,23 %.

10 tỉnh có số lượng bò sữa cao nhất lần lượt, là TP.HCM (87.420 con), Nghệ An (69.062 con), Sơn La (26.156 con), Lâm Đồng ( 24.410 con), Long An (19.142 con). Vĩnh Phúc (15.548 con), Hà Nội (15.443 con), Tây Ninh (13.591 con), Thanh Hóa (11.765 con) và Sóc Trăng (8.746 con).

Hiện chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam đứng đầu Đông Nam châu Á về mức độ công nghiệp hóa ngành chăn nuôi, chế biến sữa. Năng suất sữa bình quân của đàn bò cũng đứng đầu khu vực.

Một số công nghệ nâng cao chất lượng, sản lượng sữa, cũng như nguyên liệu phụ gia sử dụng trong ngành sữa được giới thiệu tại “Triển lãm quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa lần thứ 3”, diễn ra từ ngày 31/5 đến 4/6. 

PGS. TS. Trần Quang Trung, Chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam cho biết, triển lãm là hoạt động xúc tiến thương mại quan trọng, làm cầu nối cho doanh nghiệp mở rộng thị trường, tăng hợp tác đầu tư, trao đổi khoa học kỹ thuật, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, hướng tới việc đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho 100 triệu dân vào năm 2025.



source https://nongnghiep.vn/tuyen-chon-giong-bo-cho-nang-suat-tu-18-kg-sua-tuoi-ngay-d324603.html

Nuôi bò, hoàn hảo của nông nghiệp tuần hoàn 

Đưa chúng tôi đi xem khu chuồng trại chăn nuôi 130 con bò đực 3B vỗ béo nuôi hướng thịt, anh Vũ Kim Tuyền (35 tuổi, ở thôn 6, xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì, Hà Nội) cho biết: “Trước kia, tôi cũng nuôi ngan, gà..., nhưng giá cả bấp bênh, không ổn định được như chăn nuôi bò. Từ cuối năm 2013, tại huyện Ba Vì có mô hình sản xuất giống bò 3B hướng thịt, tôi đã nuôi thử 2 con”.

Theo anh Tuyền, nuôi bò 3B không khó, bởi đây là giống bò có sức đề kháng, ăn uống tốt nên sản lượng thịt rất cao, bò tăng trưởng nhanh.

Anh Vũ Kim Tuyền bên chú bò 3B siêu thịt nuôi 28 tháng tuổi, đạt trọng lượng 930kg, bán với giá 95.000 đồng/kg hơi. Ảnh: NVCC.

Anh Vũ Kim Tuyền bên chú bò 3B siêu thịt nuôi 28 tháng tuổi, đạt trọng lượng 930kg, bán với giá 95.000 đồng/kg hơi. Ảnh: NVCC.

Khi mua bò, anh thường mua loại 4 - 5 tháng tuổi, trọng lượng khoảng 140 - 150kg. Bò nuôi đến 8 - 9 tháng tuổi sẽ bắt đầu có kết quả vỗ béo khá rõ, trọng lượng tăng từ 0,8 – 1,2 kg/ngày. Sau một năm nuôi vỗ, trọng lượng của bò đạt xấp xỉ 500kg. Giá mua bò lúc đầu khoảng 20 triệu đồng/con, khi bán từ 38 - 45 triệu đồng/con, trừ chi phí lãi từ 10 - 12 triệu đồng/con.

Để đàn bò phát triển tốt, trên diện tích 3 ha, anh Tuyền vừa xây dựng chuồng trại vừa làm nơi trồng cỏ. Bên cạnh việc tận dụng nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương như rơm rạ, thân ngô tươi…, vào mùa thu hoạch ngô, anh còn thu mua cây ngô về ủ chua để dự trữ thức ăn cho bò vào mùa đông.

“Thân cây ngô sau khi thu gom sẽ được cắt nhỏ và ủ chua dự trữ trong 6 tháng. Ủ khoảng 20 ngày là có thể cho bò ăn được. Cây ngô ủ chua sẽ giảm được lượng cám (thức ăn tinh), giúp bò tăng trọng tốt từ 1 - 1,3 kg/ngày trong giai đoạn vỗ béo. Khi ăn thức ăn ủ chua, bò thương phẩm có màu thịt đỏ, vân thịt mịn, chất lượng thịt rất ngon”, anh Tuyền chia sẻ kinh nghiệm.

So sánh về lượng thức ăn chăn nuôi giữa bò ta và bò 3B, anh Tuyền thấy rõ hiệu quả vượt trội của nuôi bò 3B. Cụ thể, bò ta trọng lượng 400kg, trong giai đoạn vỗ béo cần cho ăn 4 - 5 kg thức ăn tinh để đạt tăng trọng 0,7 – 1kg hơi/ngày, giá bán chỉ đạt 72 - 78 nghìn đồng/kg hơi, còn với bò 3B trọng lượng tương tự thì có giá cao hơn, khoảng 87 - 95 nghìn đồng/kg.

Đa phần các nông hộ nuôi bò ta sau 2 năm sẽ đạt 500 kg, nhưng nếu là bò 3B thì chỉ cần 15 tháng đã đạt được trọng lượng này, có thể rút ngắn thời gian chăm sóc, giảm chi phí thức ăn, nhanh thu hồn vốn, tái đàn sớm.

Hiện tại, sau khi trừ mọi chi phí sản xuất, anh Tuyền thu lãi 800 – 1 tỷ đồng/năm nhờ bán con giống và bò thịt. Điều quan trọng là nuôi bò 3B không phải lo đầu ra, bởi bò 3B có chất lượng thịt ngon, tỷ lệ thịt cao, rất được các thương lái ưa chuộng. Anh chỉ cần “nhấc điện thoại lên” là thương lái đến ngay, không bao giờ bị ép giá.

"Bình chân như vại" trước giá thức ăn tăng cao

Theo các chuyên gia, giá thức ăn chiếm tới 65 – 70% giá thành trong chăn nuôi. Nhiều nông hộ đã và đang điêu đứng trước thực trạng chi phí thức ăn chăn nuôi tăng cao, dẫn đến lợi nhuận giảm trong thời gian qua.

Nuôi bò 3B giảm được rất nhiều chi phí nhờ tận dụng được nguồn thức ăn thô xanh, nhất là từ phụ phẩm trồng trọt. Ảnh: Diệu Vy.

Nuôi bò 3B giảm được rất nhiều chi phí nhờ tận dụng được nguồn thức ăn thô xanh, nhất là từ phụ phẩm trồng trọt. Ảnh: Diệu Vy.

Là người tiên phong nuôi bò 3B tại địa phương, anh Tuyền đã tự mày mò tìm cách khắc phục khó khăn này. “Chăn nuôi bò tiêu thụ rất nhiều thức ăn, chi phí cám công nghiệp tốn tới 1,2 triệu đồng/con/tháng, nên tôi tích cực sử dụng các nguyên liệu thay thế như rơm phơi khô, trước khi cho ăn tưới thêm rỉ mật, thức ăn ủ chua”, anh Tuyền cho biết.

Đặc biệt, chủ trại bò đã rút kinh nghiệm và tự hoàn thiện công thức nấu cám chín với nguyên liệu chính từ ngô. Công thức như sau: Giai đoạn tạo khung, sử dụng 50% ngô, 25% sắn, 25% cám gạo; giai đoạn vỗ béo tăng lên 70% ngô kèm thêm cám đậm đặc kết hợp cây ngô và cỏ ủ chua, giúp bò béo nhanh, đỏ thịt, lượng mỡ rất ít so với bò ta.

Kết quả thu được ngoài mong đợi. Trung bình mỗi con một tháng chỉ tốn 600 – 800 nghìn đồng tiền cám, rẻ hơn rất nhiều so với việc phải chi tới 1,2 – 1,5 triệu đồng để mua cám công nghiệp. Tuy nhiên, nuôi bò 3B không phải quá “dễ ăn” mà cũng phải đối mặt với khá nhiều khó khăn.

“Phải có diện tích đất lớn, bỏ ra nhiều công sức chăm sóc. Chi phí đầu tư con giống bò 3B đắt hơn giống bò ta từ 4 - 5 triệu đồng/con. Với trang trại có số lượng bò lớn hơn 100 con, chi phí đầu tư thức ăn hàng tháng cũng là vấn đề lớn, đòi hỏi phải duy trì được vốn kéo dài”, anh Tuyền dẫn một số khó khăn cụ thể đối với trại bò của mình.

Về khu vực chuồng trại, anh Tuyền chia sẻ: Giống bò 3B có thể chịu lạnh tốt, nhưng nếu nhiệt độ nóng trên 37 độ C thì bò sẽ phát triển chậm. Các nông hộ cần chú ý xây dựng khu vực chuồng trại thoáng mát, sử dụng quạt công nghiệp, hoặc phun nước làm mát từ trên mái xuống.  

Trong khi chăn nuôi gặp nhiều chật vật do chi phí thức ăn, vật tư tăng cao thì nuôi bò 3B vẫn 'vững chân như vại'. Ảnh: Diệu Vy.

Trong khi chăn nuôi gặp nhiều chật vật do chi phí thức ăn, vật tư tăng cao thì nuôi bò 3B vẫn "vững chân như vại". Ảnh: Diệu Vy.

Đối với những nông hộ mới bắt đầu chăn nuôi giống bò 3B, anh Tuyền khuyên nên mua bê 5 - 7 tháng tuổi. Bê sơ sinh thường có trọng lượng 30 - 35kg, mỗi tháng tăng 30kg thì 5 tháng sẽ đạt 180 kg hơi trở lên, sau khoảng 14 - 15 tháng thì xuất chuồng, trọng lượng sẽ đạt 580 – 620 kg, lợi nhuận thu về từ 12 - 16 triệu đồng/con. Trên thị trường hiện nay, bò 3B có giá khoảng 90 nghìn đồng/kg hơi. Lợi nhuận của nông dân đạt từ 700 đến 1 triệu đồng/con/tháng.

Với quy mô trang trại rộng, cần tiến hành công tác vệ sinh chuồng trại 2 lần/ngày, thu gom phân bò mang đi ủ để bón cho cỏ voi, giúp tiết kiệm được khá lớn chi phí trong bối cảnh giá phân bón đang tăng cao. Việc bón phân bò thay phân hóa học cũng đem lại hiệu quả rất tốt, không ảnh hưởng đến chất đất, tạo môi trường sạch để cỏ voi phát triển.

Là một thanh niên trẻ với nhiều hoài bão, anh Tuyền cho biết, trong tương lai, bên cạnh việc tiếp tục cung cấp con giống (bảo hành, hỗ trợ đầu ra cho người mua), bán bò thịt, trang trại của anh sẽ mở lò mổ, giới thiệu và bán thịt bò 3B chất lượng cao cho người dân Hà Nội, giá cả sẽ cạnh tranh vì không phải qua khâu trung gian.

Mặt khác, bên cạnh các dòng bò cái sinh sản Droughtmaster, Senepol... hiện có, sắp tới, trang trại sẽ bổ sung thêm 50 con bò cái sinh sản giống mới để cải thiện giống 3B tốt hơn.

Với kinh nghiệm nhiều năm nuôi bò 3B, anh Tuyền lưu ý các nông hộ cần “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, thường xuyên theo dõi lịch tiêm phòng vacxin phòng chống các bệnh phổ biến như: Bệnh viêm da nổi cục, tụ huyết trùng, lở mồm long móng...



source https://nongnghiep.vn/nuoi-bo-3b-khong-ngai-bao-gia-thuc-an-chan-nuoi-d324524.html

Ngày 30/5/2022, Đoàn Kinh tế Quốc phòng 959 (Quân khu 9) cùng UBND huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp và UBND xã Tân Công Sính (huyện Tam Nông) đã tổ chức lễ giao nhận cây trồng, vật nuôi thuộc mô hình hỗ trợ sản xuất dự án đầu tư xây dựng khu kinh tế quốc phòng Tân Hồng - Đồng Tháp giai đoạn 2.

Các hộ dân khó khăn ở xã Tân Công Sính nhận bò cái giống. Ảnh: Trọng Trung.

Các hộ dân khó khăn ở xã Tân Công Sính nhận bò cái giống. Ảnh: Trọng Trung.

Theo đó, có 25 hộ khó khăn, hộ cận nghèo xã Tân Công Sính đã được giao 50 con bò cái giống lai Sind để nuôi. Mỗi hộ được giao 2 con bò cái, trị giá trên 39 triệu đồng. Trong quá trình nuôi, cặp bò đẻ bê con, người nuôi tiếp tục nuôi dưỡng đàn bê trong thời gian 6 tháng thì bàn giao lại cho Ban Quản lý dự án 2 con bê để chương trình bàn giao cho các hộ khó khăn khác nhân rộng mô hình. Sau đó, cặp bò cái đã nhận ban đầu thuộc quyền sở hữu của gia đình mà không phải giao con bê nào nữa...

Tổng trị giá đàn bò được giao 50 con gần 1 tỷ đồng, do Đoàn Kinh tế Quốc phòng 959 hỗ trợ.

Được biết, Đoàn Kinh tế Quốc phòng 959 sẽ tiếp tục bàn giao tổng cộng 150 con bò cái lai Sind và 8.800 cây ăn trái giống gồm xoài, bưởi, mít... cho các hộ dân khó khăn ở các xã vùng biên giới của tỉnh Đồng Tháp gồm: Tân Hộ Cơ, Bình Phú và Thông Bình (huyện Tân Hồng); Thường Phước 1, Thường Lạc và Thường Thới Hậu A (huyện Hồng Ngự); Tân Hội và Bình Thạnh (Thành phố Hồng Ngự). Qua đó, góp phần giúp các hộ dân có điều kiện sản xuất, vượt qua khó khăn, thoát nghèo, ổn định cuộc sống; thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển và xây dựng nông thôn mới…



source https://nongnghiep.vn/tang-200-bo-cai-giong-lai-sind-cho-ho-kho-khan-vung-bien-gioi-d324526.html

Các thành viên của nhóm nghiên cứu nhân bản lợn bằng robot.  Ảnh: CFP‍

Các thành viên của nhóm nghiên cứu nhân bản lợn bằng robot.  Ảnh: CFP‍

Đây là thành quả của nhóm các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Robot tại Đại học Nam Đài, thành phố Thiên Tân khi nhân bản lợn có nguồn gốc từ tế bào xôma, với sự hợp tác của Viện Nghiên cứu Chăn nuôi và Thú y. Kết quả là một con lợn mẹ mang thai hộ sinh ra 7 con lợn con nhân bản.

Theo đó, các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp chuyển nhân tế bào xôma, một kỹ thuật cổ điển được sử dụng để cải thiện nhiều giống cây trồng, giúp chuyển nhân tế bào của tế bào xôma thành trứng không có nhân. Kỹ thuật nhân bản bằng robot còn mở ra cơ hội ứng dụng rộng rãi trong hệ thống chăn nuôi động vật, bao gồm khâu hỗ trợ sinh sản và chọn lọc giống.

Ưu điểm của phương pháp này là đảm bảo chất lượng của trứng. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công thấp là hạn chế của kỹ thuật này. "Mỗi bước của quá trình nhân bản đều tự động và không có sự tham gia của con người", chuyên gia Liu Yaowei, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết.

Các nhà khoa học nhấn mạnh việc sử dụng robot cũng làm tăng tỷ lệ thành công của quá trình nhân bản do chúng ít có khả năng gây tổn thương tế bào hơn trong lúc thực hiện quy trình nhân bản phức tạp. “Nếu hiệu quả, hệ thống tự động này có tiềm năng phát triển thành bộ kit nhân bản mà bất kỳ công ty hoặc viện nghiên cứu nào cũng có thể mua được, giúp giải phóng nhà khoa học khỏi công việc nhân bản bằng tay vốn tiêu tốn nhiều thời gian và công sức”, Pan Dengke, nhà nghiên cứu ở Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc nói.

Trước đó công ty Clonorgan Biotechnology của ông Pan ở Thành Đô, đã tạo ra hơn 1.000 con lợn nhân bản bằng tay mỗi ngày. Quá trình đó tốn thời gian và phức tạp đến mức khiến ông bị đau lưng. Kỹ thuật phổ biến nhất để nhân bản một phôi thai trong phòng thí nghiệm là chuyển nhân tế bào sinh dưỡng, tiến hành dưới kính hiển vi. Kỹ thuật này đòi hỏi cả tế bào trứng và tế bào sinh dưỡng lấy từ động vật cần nhân bản. Các nhà nghiên cứu loại bỏ nhân của tế bào trứng thuộc con vật khác, thay thế bằng nhân từ tế bào sinh dưỡng.

Kỹ thuật nhân bản lợn bằng robot có tỷ lệ thành công cao hơn so với kỹ thuật nhân bản thủ công. Ảnh: Shutterstock

Kỹ thuật nhân bản lợn bằng robot có tỷ lệ thành công cao hơn so với kỹ thuật nhân bản thủ công. Ảnh: Shutterstock

Năm 2017, nhóm nghiên cứu ở Đại học Nam Đài đã tạo ra những con lợn con nhân bản đầu tiên trên thế giới bằng robot, dù một số công đoạn trong quá trình, bao gồm loại bỏ nhân của tế bào trứng, vẫn do con người thực hiện. Từ sau đó, họ đã cải tiến thuật toán và hiện đã có thể tiến hành mọi công đoạn hoàn toàn tự động bằng robot.

Trong 5 năm qua, nhóm nghiên cứu cũng nâng cao tỷ lệ phát triển thành công của phôi thai nhân bản từ 21% lên 27,5%, so với 10% khi thực hiện bằng phương pháp thủ công. "Hệ thống AI của chúng tôi có thể tính toán chủng loại bên trong tế bào và chỉ đạo robot sử dụng lực tối thiểu để hoàn thành quá trình nhân bản, giảm tổn thương tế bào do bàn tay của con người tác động", ông Liu chia sẻ.

Nhóm các nhà khoa học hy vọng thành tựu khoa học mới này có thể giúp tăng số lượng đàn lợn chất lượng cao ở Trung Quốc, giúp quốc gia tiêu thụ thịt lợn nhiều nhất thế giới bớt phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Nhóm nghiên cứu đang tìm cách thương mại hóa thành tựu khoa học này.

Một trong những thách thức chính của thí nghiệm này là duy trì tính toàn vẹn của các tế bào mỏng manh trong suốt quá trình nghiên cứu. Các chuyên gia phải thực hiện các điều chỉnh để đảm bảo lực nhỏ nhất có thể được áp dụng khi di chuyển các tế bào và loại bỏ các nhân. Mức độ biến dạng của tế bào giảm từ 30 đến 40 mm xuống 10 - 15 mm sau đó, điều này đã cải thiện đáng kể sự phát triển sau đó của tế bào.

Trước đó các nhà khoa học trên thế giới đã tiến hành nhân bản chuột, các loại gia súc và nhiều động vật khác kể từ khi con cừu nhân bản đầu tiên trên thế giới, Dolly, được sinh ra vào ngày 5 tháng 7 năm 1996, tại Anh. Bắt đầu từ năm 2000, các nhà khoa học Trung Quốc đã bắt tay vào nhân bản cừu, mèo, gia súc và lợn.



source https://nongnghiep.vn/trung-quoc-nhan-ban-lon-thanh-cong-bang-robot-d324505.html

TÍNH NĂNG NỔI BẬT CỦA SV368

Sv368 – nơi kiếm tiền của dân đầu tư mạo hiểm

Hiện nay trên internet có rất nhiều các hoạt động kiếm tiền. Các bạn có thể đầu tư chứng khoán, cổ phiếu, theo dõi giá vàng và biến động của thị trường tài chính. Dù là đầu tư mạo hiểm nhưng các bạn vẫn mất rất nhiều thời gian với các báo cáo tài chính, theo dõi tình hình doanh nghiệp và thị trường.
Sv368 là một phương thức kiếm tiền hoàn toàn khác. Dân chơi không cần mất nhiều thời gian với các con số, chỉ cần một chút kiến thức về gà đá, thậm chí chỉ cần dựa theo mẹo chọn gà hay cộng thêm chút may mắn, bạn đã có cơ hội kiếm ngay được một khoản thu nhập ngoài luồng nhờ tham gia cá độ các trận đá gà cựa sắt, đá gà cựa dao cực chất được trực tiếp từ trường đá gà danh tiếng Thomo của xứ sở chùa tháp Campuachia.

Sv368 – hoạt động cá độ hợp pháp

Trong khi một số nước nghiêm cấm các hoạt động cá độ, thì tại Campuchia hoạt động này lại được diễn ra công khai dưới sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ Campuchia. Họ cho phép các hoạt động cá độ, cờ bạc tại các trường đá gà. Chính vì vậy, việc tham gia cá cược online trên web Sv368 cũng hoàn toàn được hợp pháp hóa. Người chơi chỉ cần trên 18 tuổi, có căn cước công dân hoặc CMND, và một tài khoản ngân hàng đứng tên thì hoàn toàn có cơ hội kiếm tiền từ trang web này.

Sv368.net – trực tuyến cực chất, cập nhật thường xuyên, giao diện bắt mắt

Trực tuyến trên Sv368
Sv368 đảm bảo cung cấp miễn phí 100 % cho người chơi các video trực tiếp full chuẩn HD từ hai chảo lửa Thomo 999 và Thomo 67 của Campuchia, không bỏ sót bất kỳ hình ảnh nào, tiếp sóng thường xuyên và liên tục các hình ảnh mới nhất, chất nhất từ hơn trăm trận đấu đang diễn ra mỗi ngày tại thiên đường đá gà Sv368.
Ngoài ra chúng tôi còn mở rộng ra nhiều server để đảm bảo đường truyền và tránh tình trạng ngắt đường truyền do quá tải. Chỉ cần mạng internet của bạn ổn định, các thiết bị di động, iphone, laptop, máy tính hoạt động tốt thì có thể dễ dàng truy cập vào 3 server sau:
SV 388
AE888
S128

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget