Xu thế thay kháng sinh trong chăn nuôi bằng phụ gia

Sản phẩm thay thế kháng sinh DCS 682 giúp vật nuôi phát triển khỏe mạnh. Ảnh: NT.

Sản phẩm thay thế kháng sinh DCS 682 giúp vật nuôi phát triển khỏe mạnh. Ảnh: NT.

Thực trạng báo động kháng kháng sinh ở vật nuôi

Tình trạng kháng thuốc kháng sinh đang trở thành vấn đề quan ngại hàng đầu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong đó, Việt Nam được xếp vào một trong những nước có tỷ kệ kháng kháng sinh cao nhất trên thế giới.

Thông tin công bố tại hội thảo “Thực trạng kháng kháng sinh và giải pháp sử dụng chế phẩm thay thế trong chăn nuôi” do do Công ty CP Vietko Bio (Hàn Quốc) đã kết hợp với Trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên tổ chức tại TP. Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, cho biết, theo thống kê, có đến 75% kháng sinh trong chăn nuôi được nhập khẩu từ Trung Quốc, tuy nhiên, số thuốc này không được quản lý chặt chẽ trong việc tiêu thụ.

Ở Việt Nam, vấn đề sử dụng quá liều hoặc lạm dụng thuốc kháng sinh ở các trang trại gia súc và gia cầm đang ở mức báo động, do việc giám sát sử dụng thuốc còn hạn chế, đồng thời, nhu cầu sử dụng ngày càng tăng.

Một kết quả khảo sát của ngành y tế về việc bán thuốc kháng sinh ở các hiệu thuốc vùng nông thôn và thành thị các tỉnh phía Bắc cho thấy, nhận thức về kháng kháng sinh của người bán thuốc và người dân còn thấp. Người dân mua kháng sinh tại các nhà thuốc dễ như mua rau ngoài chợ.

Sử dụng tùy tiện thuốc kháng sinh không đúng qui định, chỉ định cho vật nuôi, gây tồn dư thuốc trong cơ thể vật nuôi, tăng nguy cơ kháng thuốc cho con người khi ăn thức ăn có nguồn gốc từ các vật nuôi này.

Không ít hộ chăn nuôi, trang trại, không đợi vật nuôi đào thải hết kháng sinh đã xuất bán tạo ra những tồn dư kháng sinh trong thực phẩm rất lớn. Do đó, việc trang bị kiến thức về kháng kháng sinh cho nông dân và vô cùng quan trọng để ngành chăn nuôi có thể phát triển một cách bền vững và cung cấp ra thị trường các sản phẩm an toàn.

Theo PGS. TS Nguyễn Quang Tính, giảng viên cao cấp trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên, trước thực trạng kháng kháng sinh đang có chiều hướng gia tăng, việc chủ động sử dụng các chế phẩm, phụ gia trong thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc từ tự nhiên sẽ giúp đảm bảo an toàn cho vật nuôi cũng như người tiêu dùng.

Ông Jo Wan Su, Tổng Giám Đốc công ty cổ Phần Vietko Bio chia sẻ về tiềm năng lợi thế của sản phẩm thay thế kháng sinh. Ảnh: Nguyễn Thành.

Ông Jo Wan Su, Tổng Giám Đốc công ty cổ Phần Vietko Bio chia sẻ về tiềm năng lợi thế của sản phẩm thay thế kháng sinh. Ảnh: Nguyễn Thành.

Việt Nam nhập khẩu tới 1 tỷ USD phụ gia ngành chăn nuôi mỗi năm

Số liệu thống kê cho thấy, năm 2021, Việt Nam nhập khẩu 700.000 tấn phụ gia thức ăn chăn nuôi, thức ăn bổ sung, tương đương 1 tỷ USD. Mặc dù là nước nông nghiệp nhưng nước ta hiện chưa chủ động sản xuất phụ gia thức ăn chăn nuôi.

Hiện một số doanh nghiệp nước ngoài cũng đang xúc tiến nghiên cứu, hợp tác đầu tư nhằm sản xuất phụ gia thức ăn chăn nuôi ngay tại nước ta để giảm dần sự phụ thuộc vào nhập khẩu, hạ giá thành sản phẩm giúp người nuôi tiết kiệm chi phí sản xuất.

Theo đại diện Khoa Chăn nuôi và Thú y, Trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên về giải pháp sử dụng chế phẩm thay thế kháng sinh trong chăn nuôi, nhằm khắc phục tình trạng kháng kháng sinh hiện nay.

Theo đó, đơn vị này công bố công trình thí nghiệm xây dựng quy trình sử dụng và khuyến cáo sử dụng đối với sản phẩm DMFARM và DCS682 của Công ty Cổ phần Vietko Bio, giúp vật nuôi tăng kháng thể, từ đó giảm thiểu, thay thế dần kháng sinh trong chăn nuôi. Việc thí nghiệm này đã được triển khai thực tế trên đàn vật nuôi của Công ty CP khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường (TP. Cẩm Phả, Quảng Ninh).

Đại diện Công ty CP khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường chia sẻ, khi áp dụng quy trình sử dụng sản phẩm DMFARM và DCS682 của Công ty CP Vietko Bio theo quy trình và khuyến cáo của Trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên giúp vật nuôi kích thích thèm ăn, hỗ trợ chuyển hóa và hấp thu dinh dưỡng, ức chế vi khuẩn có hại, từ đó tăng năng suất, chất lượng và giảm chi phí chăn nuôi.

Ông Jo Wan Su, Tổng Giám Đốc Công ty cổ Phần Vietko Bio cho biết, doanh nghiệp đã bắt đầu việc đầu tư với mong muốn mang những sản phẩm phụ gia thức ăn chăn nuôi tốt nhất được sản xuất bằng công nghệ tiên tiến ở Hàn Quốc đến Việt Nam. Thời gian tới, công ty sẽ tiến hành chuyển giao kỹ thuật để có thể trực tiếp sản xuất ra sản phẩm ngay tại Việt Nam.

“Hiện tại ở thị trường Việt Nam cũng có rất nhiều các sản phẩm phụ gia thức ăn chăn nuôi, nhưng công nghệ sản xuất vẫn chưa được tốt như những nước tiên tiến khác. Với suy nghĩ phải đóng góp điều gì đó cho các nhà nông Việt, tôi sẽ mang những sản phẩm vượt trội từ Hàn Quốc để cung cấp cho nhà nông Việt”, ông Jo Wan Su nhấn mạnh.

PGS. TS Nguyễn Quang Tính, Đại học Nông lâm Thái Nguyên cho rằng, thời gian tới, các sản phẩm phụ gia thức ăn chăn nuôi sẽ dần thay thế các loại kháng sinh, giúp đàn vật nuôi phát triển khỏe mạnh, giảm tồn dư kháng sinh, nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo an toàn đối với người tiêu dùng.

Kết quả thử nghiệm tại một số hộ chăn nuôi tại các tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương, Hà Nội cho thấy, đàn gà sử dụng DCS 682 đi phân khuôn, giảm tiêu chảy, giảm mùi hôi chuồng trại, lông bóng mượt, ăn uống tốt. Đối với sản phẩm DMFarm trên đàn lợn cho thấy, sau 124 ngày nuôi, tăng trọng tích lũy ở đàn lợn sử dụng DMFarm cao hơn từ 5-8kg/con, giúp đàn lợn giảm tổng số vi khuẩn E.coli trong đường tiêu hóa 93,7%, giảm được 100% vi khuẩn Salmonella có hại, giúp hệ tiêu hóa ổn định, đàn lợn phát triển tốt, cho sản phẩm thịt tươi ngon, đảm bảo an toàn thực phẩm.

Vietko Bio sẽ chuyển giao quy trình sản xuất phụ gia thức ăn chăn nuôi về Việt Nam

Công ty Cổ phần Vietko Bio tại TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh là một trong những đơn vị tiên phong trong việc nhập khẩu phụ gian thức ăn chăn nuôi về Việt Nam. 

Đây là công ty có vốn đầu tư Hàn Quốc, kết hợp với các đối tác hàng đầu về lĩnh vực sản xuất các sản phẩm dành cho chăn nuôi tại Hàn Quốc để ứng dụng công nghệ và khoa học kỹ thuật mang lại sản phẩm chất lượng nhất, hiệu quả nhất, an toàn nhất đến với người chăn nuôi Việt Nam.

Hiện có 2 sản phẩm đang được công ty phân phối tại Việt Nam là DMFarm và DCS 682. Các sản phẩm này 100% được sản xuất tại Hàn Quốc.

Sản phẩm DCS 682 khi thử nghiệm trên đàn gà làm tăng sự biểu hiện của các gen đóng vai trò bảo vệ hệ thần kinh và thúc đẩy sự tăng sinh và phân hóa của tế bào, đẩy nhanh sự sinh sản của tế bào mới giúp tăng trưởng nhanh và nâng cao hiệu quả thức ăn chăn nuôi.

Đối với sản phẩm DMFarm, khi bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày cho lợn có tác dụng cải thiện khả năng tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng, giúp lợn tăng trưởng nhanh hơn, giảm tỷ lệ tiêu chảy trên lợn, mang lại lợi nhuận kinh tế cao hơn.

Ông Jo Wan Su, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần VietKio Bio bày tỏ mong muốn trở thành nhà cung cấp các sản phẩm chất lượng cao, an toàn sinh học, áp dụng khoa học công nghệ hiệu quả hàng đầu cho ngành chăn nuôi tại Việt Nam.

Thời gian tới, phía Hàn Quốc sẽ tiến hành chuyển giao kỹ thuật sản xuất sản phẩm DMFarm cho phía Việt Nam, từ đó giảm giá thành sản phẩm, giúp nông dân tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng khả năng cạnh tranh cho chăn nuôi ở Việt Nam.

Tiến Thành



source https://nongnghiep.vn/xu-the-thay-khang-sinh-trong-chan-nuoi-bang-phu-gia-d326677.html
Nhãn:

Đăng nhận xét

[blogger]

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget