Bài Viết Mới

Đoàn đại biểu Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp tham quan mô hình kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi bò thịt gắn với liên kết tiêu thụ của hộ anh Vũ Kim Tuyền, thôn 6, xã Thuần Mỹ, Ba Vì, Hà Nội. Ảnh: Trung Quân.

Đoàn đại biểu Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp tham quan mô hình kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi bò thịt gắn với liên kết tiêu thụ của hộ anh Vũ Kim Tuyền, thôn 6, xã Thuần Mỹ, Ba Vì, Hà Nội. Ảnh: Trung Quân.

Chăn nuôi theo chuỗi là xu thế phát triển tất yếu

Sáng 28/6, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp cùng Sở NN-PTNT Hà Nội tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp chủ đề “Giải pháp phát triển chăn nuôi bò thịt theo chuỗi giá trị sản phẩm”.

Bà Hạ Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết: Diễn đàn là dịp để các cơ quan quản lý nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp, người chăn nuôi đánh giá thực trạng, nêu lên những khó khăn, vướng mắc, chia sẻ kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp phát triển chăn nuôi bò thịt theo chuỗi giá trị sản phẩm. Từ đó, giúp người chăn nuôi củng cố kiến thức, kỹ năng trong việc tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng, gia tăng thu nhập, khả năng cạnh tranh, bảo vệ môi trường sinh thái.

Theo bà Hạnh, Việt Nam là quốc gia có thế mạnh về phát triển chăn nuôi. Tốc độ tăng trưởng lĩnh vực chăn nuôi duy trì bình quân ở mức 5-6%/năm, đáp ứng nhu cầu thực phẩm trong nước và xuất khẩu. Đàn bò cả nước tính đến hết quý I/2022 ước tăng 1,1%, sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt 128.000 tấn (tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2021).

Sản phẩm thịt bò của Việt Nam có rất nhiều cơ hội, lợi thế để phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới như: Thị trường tiêu thụ lớn do dân số đông cùng với mức thu nhập ngày càng tăng trong khi lượng cung trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu, hiện tại sản phẩm thịt bò phải nhập khẩu từ nước ngoài lên đến 60%.

Hiện nhiều doanh nghiệp lớn kinh doanh theo chuỗi: Nhập khẩu nuôi vỗ béo - giết mổ - chế biến - phân phối. Trong tương lai, đây có thể coi là các đầu tàu thúc đẩy phát triển chăn nuôi bò thịt theo chuỗi. Bên cạnh đó, nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ từ Chính phủ và các nước đối tác như Úc... trong chiến lược phát triển sản xuất và mở rộng thị trường thịt bò.

Ngoài ra, Việt Nam đặt mục tiêu đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ, đặc biệt là bò thịt để đến năm 2030 đạt trên 10% thịt bò trong tổng sản lượng thịt các loại (hiện tại là 7,4%)...

Tuy nhiên, theo bà Hạnh, bên cạnh những thuận lợi, việc phát triển chăn nuôi bò thịt theo chuỗi giá trị sản phẩm ở Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức:

Thị trường nhập khẩu rộng mở, nguy cơ cạnh tranh với hàng nhập khẩu có chi phí sản xuất thấp hơn. Bên cạnh đó, Việt Nam đã cho phép nhập khẩu bò sống từ Úc, Brazil, Thái Lan về giết mổ trong nước.

Đồng thời, ký Hiệp định Thương mại tự do với các nước EU, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương - CPTPP (Úc, Canada, Mexico, New Zealand) nên mức thuế suất nhập khẩu mặt hàng này sẽ giảm về 0%.

Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho rằng: Việc xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi an toàn là yêu cầu bắt buộc và được xem là chìa khóa giúp người chăn nuôi gia tăng lợi nhuận, phát triển bền vững.

Trên cơ sở đó, tại diễn đàn các đại biểu đã thảo luận sôi nổi những vấn đề liên quan tới kỹ thuật chăm sóc; tự sản xuất, phối trộn thức ăn để giảm chi phí đầu vào; chính sách, giải pháp phát triển chăn nuôi bò thịt theo chuỗi giá trị sản phẩm nhằm nâng cao giá trị sản xuất, hiệu quả kinh tế, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường, tăng khả năng cạnh tranh, bảo vệ môi trường sinh thái.

Theo bà Hạ Thúy Hạnh, việc xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu dùng sản phẩm chăn nuôi an toàn là yêu cầu bắt buộc và được xem là chìa khóa giúp người chăn nuôi gia tăng lợi nhuận, phát triển bền vững. Ảnh: Trung Quân.

Theo bà Hạ Thúy Hạnh, việc xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu dùng sản phẩm chăn nuôi an toàn là yêu cầu bắt buộc và được xem là chìa khóa giúp người chăn nuôi gia tăng lợi nhuận, phát triển bền vững. Ảnh: Trung Quân.

Liên kết là nền tảng tăng sức cạnh tranh cho chăn nuôi trong nước

Trong khuôn khổ Diễn đàn, các đại biểu đã tới tham quan mô hình chăn nuôi bò thịt gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm của anh Vỹ Kim Tuyền, thôn 6, xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì (Hà Nội).

Anh Tuyền chia sẻ: Từ năm 2014, gia đình bắt đầu liên kết với Công ty Cổ phần Giống gia súc Hà Nội phát triển chăn nuôi bò 3B lấy thịt. Từ 5 con ban đầu, đến hiện tại tổng đàn bò 3B của gia đình anh đã tăng lên 170 con.

Theo anh Tuyền, lợi ích lớn nhất khi phát triển nuôi bò thịt theo chuỗi liên kết giá trị sản phẩm là người chăn nuôi an tâm, tự tin, lợi nhuận thu được cao hơn so với cách nuôi tự phát. Bởi lẽ, khi tham gia liên kết, anh được công ty cung cấp con giống chất lượng, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc. Nhờ đó, đàn bò sinh trưởng và phát triển tốt, sức đề kháng cao, trọng lượng và chất lượng thịt đều được nâng cao hơn so với cách nuôi truyền thống.

Bên cạnh đó, công ty còn hướng dẫn kỹ thuật phối trộn, ủ thức ăn giàu dinh dưỡng; sử dụng chế phẩm sinh học xử lý phân, nước thải làm phân bón trồng cỏ, ngô... Những cây trồng này, khi thu hoạch lại được sử dụng làm thức ăn cho bò. Với cách làm này, vừa giúp giảm mùi hôi, thối, bảo vệ môi trường vừa tiết kiệm được nhiều chi phí đầu vào, nhất là trong bối cảnh giá thức ăn chăn nuôi đang tăng cao như hiện nay.

Ngoài ra, khi tham gia liên kết gia đình anh được doanh nghiệp bao tiêu, kết nối với các cơ sở thu mua, giết mổ, tiêu thụ bò đến tuổi xuất bán... Do đó, đầu ra luôn được giữ ổn định, giá bán ở mức cao 90.000-95.000 đồng/kg (cao hơn so với giá thị trường 85.000-86.000 đồng/kg), sau khi trừ đi các chi phí anh thu về 8-12 triệu đồng/con.

Bà Hạ Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đánh giá: Khi phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị, người dân sẽ biết cách chủ động được nguồn con giống chất lượng, nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng, được trang bị kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học, sử dụng vacxin theo đúng chuẩn.

Bên cạnh đó, việc có đầu ra, giá bán ổn định ở mức cao là điều kiện để người chăn nuôi phát triển mạnh mẽ, nâng cao thu nhập, từng bước cải thiện cuộc sống, tiến tới làm giàu bằng chính ngành nghề của mình.

Trên cơ sở đó, bà Hạnh chia sẻ: Trong thời gian tới, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền vững và nâng cao sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi.

Đến năm 2030, sản xuất chăn nuôi nước ta thuộc nhóm các quốc gia tiên tiến trong khu vực. Sản phẩm chăn nuôi hàng hóa được sản xuất chủ yếu trong các trang trại, hộ chăn nuôi chuyên nghiệp bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, thân thiện với môi trường, đối xử nhân đạo với vật nuôi, đáp ứng yêu cầu chất lượng, an toàn thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và tăng cường xuất khẩu.

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia thời gian tới sẽ tiếp tục xây dựng các mô hình và tập huấn về chăn nuôi VietGAHP, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học, theo hướng hữu cơ, liên kết theo chuỗi. Ảnh: Trung Quân.

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia thời gian tới sẽ tiếp tục xây dựng các mô hình và tập huấn về chăn nuôi VietGAHP, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học, theo hướng hữu cơ, liên kết theo chuỗi. Ảnh: Trung Quân.

Tiếp tục xây dựng các mô hình, đào tạo, tập huấn, thông tin tuyên truyền về chăn nuôi VietGAHP, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học, theo hướng hữu cơ, liên kết theo chuỗi, kiểm soát chất lượng, truy xuất nguồn gốc từ nguyên liệu đầu (giống, thức ăn, vật tư chăn nuôi, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng) đến khâu vận chuyển, giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Ưu tiên xây dựng các mô hình chăn nuôi trang trại, đồng bộ, khép kín từ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về con giống, thức ăn, quy trình chăm sóc, giết mổ, chế biến, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, xử lý môi trường.

Xây dựng các mô hình nông nghiệp tuần hoàn, sinh thái, gắn trồng trọt với chăn nuôi, sử dụng sản phẩm trồng trọt làm thức ăn chăn nuôi và sử dụng hiệu quả chất thải chăn nuôi làm phân hữu cơ, bón cho cây trồng.

Quan tâm, phát triển các mô hình chăn nuôi phù hợp điều kiện vùng biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, tạo sinh kế cho đồng bào khó khăn, góp phần ổn định đời sống xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng.



source https://nongnghiep.vn/chan-nuoi-bo-thit-theo-chuoi-de-hoi-nhap-ben-vung-d326365.html

Công ty CP Khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường có quy mô 38.000 - 45.000 con lợn. Ảnh: Nguyễn Thành.

Công ty CP Khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường có quy mô 38.000 - 45.000 con lợn. Ảnh: Nguyễn Thành.

Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 56,44% toàn ngành

Toàn tỉnh Quảng Ninh hiện có 7 doanh nghiệp chăn nuôi lớn như Công ty TNHH Phú Lâm, quy mô từ 10.000 - 12.000 con bò; Công ty CP Khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường, quy mô 40.000 - 50.000 con lợn, sản lượng 700 tấn/tháng; Công ty CP Phát triển chăn nuôi và Nông lâm ngư nghiệp Phúc Long, quy mô 5.000 con gà Tiên Yên bố mẹ.

Cùng với đó là 24 hợp tác xã và 240 trang trại chăn nuôi được cấp chứng nhận kinh tế trang trại, 28 cơ sở được cấp chứng nhận VietGAP, 15 cơ sở được cấp chứng nhận an toàn dịch bệnh.

Tỉnh Quảng Ninh đang phát triển các vùng chăn nuôi tập trung, như vùng chăn nuôi lợn tại TP Móng Cái với diện tích 32ha; vùng chăn nuôi gà Tiên Yên với 850.000 con; các vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung với 1.341ha.

Nhờ tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững, năm 2021 giá trị sản xuất chăn nuôi của tỉnh tăng 7,6%, chiếm 56,44% giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp. Đến nay, toàn tỉnh có đàn trâu hơn 27.600 con, đàn bò trên 34.000 con, đàn lợn gần 263.000 con, đàn gia cầm hơn 4 triệu con.

Tổng sản lượng thịt các loại xuất chuồng năm 2021 được 97.344 tấn, 3 tháng đầu năm 2022 đạt 27.451 tấn. Sản lượng thịt gia súc, gia cầm chăn nuôi trên địa bàn tỉnh hiện đáp ứng 70% nhu cầu tiêu dùng nội tỉnh.

Các địa phương trong tỉnh đang rà soát, bố trí quỹ đất phục vụ việc di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi; tiếp tục kêu gọi doanh nghiệp đầu tư, phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Ngoài ra, khuyến khích các cơ sở sản xuất giống gia súc, gia cầm nhằm đảm bảo cung ứng 80% nhu cầu giống trong chăn nuôi của tỉnh thời gian tới.

Hệ thống chuồng nuôi của công ty Thiên Thuận Tường luôn được vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn sinh học. Ảnh: Nguyễn Thành.

Hệ thống chuồng nuôi của công ty Thiên Thuận Tường luôn được vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn sinh học. Ảnh: Nguyễn Thành.

An toàn sinh học là ưu tiên hàng đầu

Từ việc áp dụng các quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, hệ thống trang trại lợn của Công ty CP Khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường (Quảng Ninh) đã bảo vệ thành công đàn lợn trước dịch bệnh, giúp công ty ổn định phát triển chăn nuôi, góp phần tăng nguồn cung thực phẩm gia súc, gia cầm.

Theo ông Trần Hòa, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc công ty Thiên Thuận Tường, ngay sau khi nhận được tin bệnh dịch tả lợn châu Phi bùng phát tại Trung Quốc, và sau đó xuất hiện ở một số tỉnh thành của Việt Nam, công ty đã tập trung đầu tư nghiên cứu tìm hiểu các giải pháp để phòng chống dịch.

Cụ thể, công ty đã cấm trại tuyệt đối trong thời gian có bệnh dịch tả châu Phi. Cấm người không có nhiệm vụ và phương tiện, động vật vào trại, kể cả xe chở lợn và phương tiện của khách hàng đến mua lợn. Công ty sẽ bố trí phương tiện vận chuyển lợn ra ngoài cho khách hàng.

Với cán bộ công nhân viên, sinh viên thực tập, người lao động thực hiện đi làm đúng giờ theo quy định, sát trùng (xông hóc mon, chiếu đèn UV…) thay 100% quần áo bảo hộ lao động trước khi vào vị trí làm việc.

Việc vệ sinh môi trường khu vực chăn nuôi, nhà ở sinh hoạt, rắc vôi toàn bộ môi trường xung quanh hàng tuần, phun thuốc khử trùng chuồng trại hàng ngày, tổ chức diệt chuột, côn trùng, ruồi muỗi, được công ty thực hiện ít nhất 1 lần/tuần.

Bên cạnh đó, công ty tăng cường quản lý theo dõi diễn biến tình hình đàn lợn, nâng cao kháng thể tổng đàn như bổ sung các loại vitamin, các chất dinh dưỡng…

Trong giai đoạn phòng chống dịch, Ban Giám đốc tổ chức trực 24/24h tại nhà điều hành sản xuất. Đặc biệt, để tránh một kịch bản xấu nhất, Thiên Thuận Tường đã lựa chọn những con lợn giống quý đưa đến hơn 60 địa điểm là các đảo và trong rừng sâu để tránh dịch có thể xâm nhập.

Theo ông Hòa, nhờ thực hiện nghiêm các quy trình, quy định trong chăn nuôi theo hướng công nghệ cao và áp dụng triệt để các giải pháp phòng, tránh dịch bệnh cho đàn lợn nuôi, nên nguồn lợn thương phẩm và lợn giống của Thiên Thuận Tường cung ứng ra thị trường luôn đảm bảo an toàn, uy tín.

Hiện công ty là đơn vị giữ giống gốc lợn Móng Cái và nhiều giống lợn quý khác cho Bộ NN-PTNT, cũng là đơn vị đối tác giữ giống lợn cho Quảng Ninh.

Là doanh nghiệp tiên phong về phát triển chuỗi OCOP ở Quảng Ninh, nhiều năm qua, Thiên Thuận Tường đã tập trung nguồn lực cho ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Công ty đã đầu tư nhập khẩu giống lợn thuần, lai tạo giống nái sinh sản, giống đực thương phẩm cho nguồn thực phẩm chất lượng thơm ngon, được chăn nuôi theo dây chuyền tự động công nghệ châu Âu (nhập khẩu từ Đan Mạch) trên diện tích 500 ha (tại địa bàn TP Cẩm Phả, huyện Ba Chẽ và huyện Vân Đồn).

Đến nay, tổng đàn lợn của Thiên Thuận Tường đạt khoảng 50.000 con, số gia cầm đạt trên 80.000 con. Công ty đã đầu tư từ sản xuất thức ăn đến chăn nuôi, phân bón hữu cơ, trồng rau an toàn, trồng vùng nguyên liệu để xuất thức ăn chăn nuôi.

Đặc biệt, Thiên Thuận Tường đã và đang đầu tư vào lĩnh vực sản xuất chăn nuôi, trồng trọt theo chuỗi, từ nuôi trồng chế biến cho đến tiêu thụ. Gần đây, công ty cũng mở cửa hàng tiện ích, nhằm cung cấp thực phẩm là các sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng...

Chương trình OCOP xuất phát ở Quảng Ninh năm 2013, từ mô hình của Thiên Thuận Tường, tỉnh sẽ tiếp tục nhân rộng, xây dựng chuỗi sản phẩm OCOP. Với thương hiệu "Chợ Việt OCOP" của Thiên Thuận Tường, cùng với các doanh nghiệp khác sẽ hình thành hệ thống bán lẻ, tiêu thụ sản phẩm cho người dân ở Quảng Ninh và nhiều địa phương khác như Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng...



source https://nongnghiep.vn/an-toan-sinh-hoc-la-nen-tang-phat-trien-chuoi-san-pham-ocop-chan-nuoi-d326147.html

Tại bản An Bai, miền núi Kim Thủy (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình), Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Quảng Bình hỗ trợ xây dựng 3 mô hình nuôi dê sinh sản cho các gia đình bà con dân tộc Vân Kiều.

Mỗi hộ gia đình được hỗ trợ 7 con dê cái và 1 con dê đực. Trước khi hỗ trợ con giống cho các hộ dân, Trung tâm đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn các kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh… cho bà con nắm rõ tường tận.

Ngoài ra, Trung tâm còn cử cán bộ kỹ thuật bám sát, hỗ trợ hướng dẫn quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn dê cho bà con.

Mô hình hỗ trợ nuôi dê sinh sản cho bà con đồng bào Vân Kiều ở xã miền núi Kim Thủy (Lệ Thủy, Quảng Bình) là hướng đi mới rất triển vọng. Ảnh: Tâm Phùng.

Mô hình hỗ trợ nuôi dê sinh sản cho bà con đồng bào Vân Kiều ở xã miền núi Kim Thủy (Lệ Thủy, Quảng Bình) là hướng đi mới rất triển vọng. Ảnh: Tâm Phùng.

Sau khi nhận dê giống, các gia đình được hướng dẫn xây dựng chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh, bảo đảm môi trường. Ngoài chăn thả dê cho ăn thức ăn tự nhiên, bà con còn bổ sung thêm các loại lá cây để đàn dê có đủ dinh dưỡng. Chuồng trại được làm cao ráo, chắc chắn, đủ ấm vào mùa đông.

Gia đình anh Hồ Văn Sửu được nhận đàn dê giống về trong sự vui mừng và cũng đầy phân vân. Đây là lần đầu tiên gia đình biết đến nuôi dê nên lo lắng. “Tôi cũng chưa biết bắt đầu thế nào để đàn dê sinh trưởng, phát triển tốt. May mà đã có cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh lên ở, ngày đêm chỉ bảo”, anh Sửu kể lại.

Mỗi khi dê bị bệnh biếng ăn, cán bộ Trung tâm lại chỉ cho bà con cách phân biệt nhóm bệnh, cách chữa trị và chăm sóc sau khi đàn dê bị ốm. Nhờ vậy, bà con dần quen và ngày càng chủ động hơn trong việc phát triển đàn dê.

Sau một năm thực hiện mô hình chăn nuôi dê, gia đình anh Sửu hồ hởi đón cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh lên kiểm tra. Anh khoe: “Đàn dê của gia đình tôi đã đẻ thêm được 5 con dê con. Có người đánh tiếng mua rồi nhưng chưa bán, để lại phát triển thêm đã. Chứng nào đàn dê có được 20 con thì mới bán dần vài con”.

Từ sự hỗ trợ của cán bộ Trung tâm, các hộ dân đã có thêm kiến thức, kỹ thuật trong chăn nuôi. Nhiều bà con xung quanh cũng cho hay, thời gian tới sẽ mua giống để phát triển mô hình nuôi dê sinh sản và xem đây là hướng phát triển kinh tế bền vững của gia đình.

Ở gần bản An Bai là bản Chuôn. Đời sống của người dân ở bản Chuôn còn gặp nhiều khó khăn. Để hỗ trợ đồng bào có công ăn việc làm, thu nhập ổn định, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Bình đã xây dựng các mô hình trồng mít ruột đỏ, khoai môn, nuôi ngan đen…

Những mô hình chăn nuôi đã cho bà con biết cách phát triển kinh tế gia đình, ổn định đời sống. Ảnh: Tâm Phùng.

Những mô hình chăn nuôi đã cho bà con biết cách phát triển kinh tế gia đình, ổn định đời sống. Ảnh: Tâm Phùng.

Gia đình chị Hồ Thị Lý được hỗ trợ 35 con ngan giống, thức ăn, thuốc thú y… và được hướng dẫn kỹ thuật nuôi trong suốt quá trình nuôi.

Đàn ngan của gia đình chị Lý nhờ được chăm sóc tốt nên sinh trưởng nhanh. Sau 6 tháng nuôi, trung bình mỗi con ngan đều đạt trọng lượng trên 3 kg, bán giá 80 ngàn đồng/kg.

Theo kỹ sư Mai Ngọc Thuận, Trưởng Phòng Chăn nuôi - Thủy sản (Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Bình), từ mô hình ban đầu 24 con dê giống, đến nay bà con đã phát triển được 40 con và nhiều bà con đang phát triển tổng đàn. “Riêng mô hình ngan, đã có hàng chục gia đình học cách làm theo. Nhiều gia đình để lại con giống để phát triển đàn và trở thành mô hình được nhân rộng”, kỹ sư Thuận nói thêm.

Từ đầu năm 2021 đến nay, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Bình đã thực hiện nhiều mô hình sinh kế thuộc các lĩnh vực trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi trên địa bàn xã Kim Thủy (huyện Lệ Thủy). Ông Hồ Văn Thắng, Phó Chủ tịch UBND xã Kim Thủy đánh giá, nhiều mô hình đã tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương.

“Các mô hình không chỉ tạo công ăn việc làm cho người dân mà còn khơi dậy ý chí chủ động vươn lên thoát nghèo của đồng bào. Góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, chung tay xây dựng nông thôn mới ở địa phương", ông Thắng đánh giá.



source https://nongnghiep.vn/mo-hinh-khuyen-nong-khoi-day-y-chi-thoat-ngheo-cho-dong-bao-mien-nui-d326048.html

Chăm chim ngay trong phòng ngủ

Tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội, trải qua nhiều công việc, nhưng rồi anh Nguyễn Văn Phương (ở xã An Lâm, huyện Nam Sách, Hải Dương) quyết định trở về quê nhà, thử nghiệm chăn nuôi với nhiều giống vật nuôi hoang dã, cuối cùng, anh quyết định chọn nuôi chim công làm hướng phát triển kinh tế.

Để có những giống chim công đẹp, anh Phương phải rất kỳ công lặn lội nhiều nơi mới tìm mua được chim giống với giá rất cao. Ảnh: Diệu Vy.

Để có những giống chim công đẹp, anh Phương phải rất kỳ công lặn lội nhiều nơi mới tìm mua được chim giống với giá rất cao. Ảnh: Diệu Vy.

“Thời điểm năm 2015, số lượng người nuôi chim công ở nước ta chỉ đếm trên đầu ngón tay. Chim công là loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam, do đó, tôi phải lặn lội khắp trong Nam ngoài Bắc để tìm mua chim giống. Cả nhà cả cửa dồn tiền, cộng với vay mượn cũng chỉ có được 92 triệu đồng, đủ mua một cặp chim công xanh Ấn Độ, 1 bộ chim trĩ 7 màu sinh sản cùng một vài con chim trĩ xanh khoang cổ, gà 9 cựa… về nuôi”, anh bồi hồi nhớ lại.

Mạo hiểm đầu tư vào những loài chim quý, anh quyết tâm dồn hết tâm huyết vào chăm sóc cặp chim công đầu tiên. Sau một thời gian, cặp công này đẻ được 1 quả trứng, anh để cho gà ấp nở ra chim công con. Mừng khi có thành quả đầu tiên, nhưng anh cũng không khỏi lo lắng vì chưa biết cách chăm sóc con non loài chim quý này.

Cho chim công con vào lồng nhựa nuôi ngay tại giường ngủ để thuận tiện chăm sóc, hàng ngày, ngoài việc theo dõi tập tính của chim, anh còn tìm tòi tài liệu trên mạng, báo đài hướng dẫn cách nuôi hiệu quả. Và rồi, nhờ tích lũy được nhiều kinh nghiệm, anh đã thành công. Nhiều lứa chim công non đã được ra đời. Anh mạnh dạn đăng ảnh trên mạng xã hội và nhanh chóng bán được với giá 1,5 triệu đồng/con.

"Tôi đăng lên trang facebook cá nhân, có rất nhiều người hỏi mua. Nhiều lúc không có chim công non mà bán. Lúc này, gia đình mới phần nào yên tâm về quyết định của tôi", anh Phương kể.

Chuồng nuôi chim công cần phải rộng rãi, thoáng mát, tốt nhất nên có sân chơi ngoài trời. Ảnh: Diệu Vy.

Chuồng nuôi chim công cần phải rộng rãi, thoáng mát, tốt nhất nên có sân chơi ngoài trời. Ảnh: Diệu Vy.

Nhìn lại hành trình chăn nuôi chim công của anh Phương, có nhiều thành quả song cũng không ít khó khăn, khiến anh có lúc muốn buông bỏ đam mê.

Chẳng hạn như thời điểm mới phát triển trang trại, anh tìm mua được đôi chim công trắng với giá 45 triệu đồng. Đẻ xong 1 trứng thì con mái bị ốm. Anh phải đút từng thìa cháo, tiêm nhiều loại thuốc cho chim, nhưng vì mới chăn nuôi giống chim này, còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm nên cuối cùng con chim công mái vẫn chết.

Sau này có kinh nghiệm, anh Phương nhận ra, con mái chết không phải do bị bệnh hay vì lý do gì khác mà chính là do anh tiêm cho chim quá nhiều loại thuốc. Càng tiêm càng yếu, chim chết do không chịu được thuốc.

Từ kinh nghiệm đáng buồn này, anh Phương khuyên người nuôi chim công cần phải tìm tòi, hiểu rõ tập tính của chúng. Nếu chim có những biểu hiện lạ, cần trao đổi với những người có kinh nghiệm, tuyệt đối không được tự ý chữa bệnh bằng cách tiêm các loại thuốc.

Nuôi loài trong Sách Đỏ, cần tuân thủ quy định pháp luật

Để gây dựng trang trại chim công như hiện nay, anh Phương còn phải trải qua nhiều khó khăn khác, từ chuyện phải đầu tư số tiền lớn đến chuyện phải có cơ duyên mới mua được những cặp công thuần, đặc hữu.

Chỉ vào lồng nuôi chim công má vàng (1 trống 3 mái), anh nói: “4 con này tôi phải lặn lội vào tận Gia Lai mua với giá 140 triệu đồng. Bình thường tìm trên mạng hoặc tham gia các hội nhóm thì khó có thể mua được. Muốn mua loại chim quý này về nhân giống, ngoài việc tìm tòi và đợi chờ, còn cần có cơ duyên”.

Theo anh Phương, việc nuôi chim công cũng không quá phức tạp nếu người nuôi nắm được những quy trình nhất định. Ảnh: Diệu Vy.

Theo anh Phương, việc nuôi chim công cũng không quá phức tạp nếu người nuôi nắm được những quy trình nhất định. Ảnh: Diệu Vy.

Chim công cần diện tích lớn về chuồng trại. Mỗi chuồng rộng chừng 20m2 sẽ ghép 1 chim trống với 3 chim mái sinh sản. Nông hộ có diện tích lớn có thể đầu tư chuồng trại bán tự nhiên, một nửa lồng có mái che và cầu để chim đậu, phần còn lại quây lưới để có ánh nắng tự nhiên, khi đó, chim công sẽ có không gian tắm nắng giúp tăng sức đề kháng và giúp cho bộ lông thêm óng đẹp.

Việc chăm sóc loài chim này không tốn nhiều nhân công, chỉ cần cho chim ăn, uống và dọn dẹp chuồng trại 2 lần/ngày (vào buổi sáng và chiều).

“Chim công là giống chim lông vũ nên có thể cho ăn các loại thức ăn như cám gà hoặc rau, lạc, bổ sung thêm vitamin. Trong giai đoạn chim công sinh sản, có thể cho ăn thêm mồi tươi như sâu, dế, thịt bò…”, chủ trại chim công chia sẻ kinh nghiệm.

Cùng họ với gà, nhưng chim công sinh sản theo mùa (từ tháng 2 đến tháng 6 âm lịch) và đẻ cách nhật (2 ngày đẻ 1 trứng). Thời gian đẻ trứng vào buổi chiều, người nuôi cần chú ý kịp thời thu gom trứng cho máy ấp hoặc gà ấp.

Nhận thấy tiềm năng phát triển chăn nuôi chim công, anh Phương quyết định vay vốn ngân hàng để mua thêm chim giống và xây thêm chuồng trại. Sau 7 năm phát triển, hiện anh có cơ ngơi khoảng 4.000m2 chuồng với hàng chục chim mái sinh sản. 

Chim công là loài trong Sách Đỏ Việt Nam, nên quá trình nuôi cần tuân thủ các quy định của pháp luật. Ảnh: Diệu Vy.

Chim công là loài trong Sách Đỏ Việt Nam, nên quá trình nuôi cần tuân thủ các quy định của pháp luật. Ảnh: Diệu Vy.

Theo giá bán tại trang trại của anh Phương, chim công giống (1 tháng tuổi, đã được tiêm vacxin) đắt nhất là công má vàng với giá 3,5 triệu đồng/con, chim công trắng có giá 2,5 triệu đồng/con và chim công xanh có giá 1 triệu đồng/con. 

Có thể nói, “hết cơn bĩ cực tới hồi thái lai”, mô hình trang trại chăn nuôi chim công đã mang lại thu nhập rất cao cho gia đình anh Phương. Ngoài trả hết nợ, anh còn xây dựng được nhà cửa khang trang, có của ăn của để.

Anh Phương khuyến cáo, chim công là loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam nên trước khi có ý định nuôi, người mua phải tìm hiểu mua giống tại các cơ sở được Chi cục Kiểm lâm cấp phép, quá trình nuôi dưỡng cũng phải đăng ký để tránh vi phạm pháp luật.

Chia sẻ thêm về cách chăm sóc khi chim công bị bệnh, anh Phương cho hay: Hiện vẫn chưa có thuốc chuyên trị cho loài công. Do vậy, khi chim bị bệnh, chủ yếu đều dùng thuốc của gà để chữa. Loài công có sức đề kháng tự nhiên tốt nên việc chữa trị cũng dễ dàng. Đến khi chim đạt 1 năm tuổi thì sức đề kháng tự nhiên rất cao, lúc này chim công gần như sẽ không còn mắc bệnh nữa.



source https://nongnghiep.vn/nuoi-loai-chim-kieu-sa-long-lay-co-ten-trong-sach-do-d325031.html

Thị gà và trứng gà được cho ăn cần sa bán với giá cao hơn thông thường. Ảnh: The Nation

Thị gà và trứng gà được cho ăn cần sa bán với giá cao hơn thông thường. Ảnh: The Nation

Bà Sirin Chaemthet, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Peth Lanna cho biết, việc thử nghiệm cho gà ăn cần sa đã được tiến hành với sự hợp tác của Khoa Nông nghiệp, Đại học Chiang Mai.

Theo bà Sirin Chaemthet, những người nông dân nuôi gà đã cho gà con ăn cần sa sau khi lứa bố mẹ của chúng bị phát hiện mắc chứng bệnh viêm cuống phổi, vốn khá phổ biến ở gia cầm, mặc dù đã được tiêm kháng sinh.

Kết quả theo dõi cho thấy, sau khi gà con được ăn cần sa chúng đã phát triển khả năng miễn dịch chống lại bệnh tật cao hơn và có thể chống chọi với điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Cuối cùng, hiệp hội chăn nuôi gia cầm địa phương đã quyết định loại bỏ thuốc kháng sinh và chỉ cho gà của họ ăn cần sa.

Bà Sirin Chaemthet nói thêm rằng, Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Lampang đã bán thịt và trứng gà với giá lần lượt là 100 bạt/ kg (2,88 USD) và 6 bạt/ quả trứng (0,17 USD) thông qua trang web của mình.

Bà Sirin Chaemthet cho biết thêm, cần sa đã được trộn vào thức ăn cho gà đã nhận được phản hồi tốt, đồng thời khẳng định hiệp hội đang xây dựng kế hoạch bán gà quay trong tương lai. Vị này cũng chia sẻ thêm rằng, những sản phẩm này dự kiến sẽ đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng muốn các loại thực phẩm có nguồn gốc hữu cơ và lành mạnh.

Trong khi đó, Chủ tịch Hội đồng Nông dân Quốc gia, ông Prapat Panyachatrak cảnh báo rằng chất kháng sinh trong thịt và trứng gà gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng như suy giảm khả năng miễn dịch và gây dị ứng. Ông Prapat cho biết thêm, ngoài việc đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, việc cho gà ăn cần sa còn giúp nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm từ gà.

Một trang trại gà thuộc Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Lampang. Ảnh: The Nation

Một trang trại gà thuộc Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Lampang. Ảnh: The Nation

Cũng trong diễn biến khác liên quan tại Thái Lan, mối lo ngại về việc sử dụng cần sa cho mục đích giải trí đã được nâng lên sau khi loại cây này được chính phủ cho phép người dân trồng tại nhà để phục vụ mục đích y học. Hiện nhiều chuyên gia y tế đã viện dẫn các vấn đề xung quanh việc thiếu các hành lang pháp lý, hướng dẫn quy định phù hợp nhằm tránh bị lạm dụng.

Ông Chanchai Sittipunt, trưởng khoa Y của Đại học Chulalongkorn cho biết, rất lo ngại về việc thanh thiếu niên sẽ dễ dàng tiếp cận với cần sa vì hiện tại không có luật nào cấm sử dụng chất gây nghiện này.

 “Sẽ hơi muộn để chờ (Đạo luật Cần sa và cây gai dầu) được thông qua. Bởi vì ngay từ bây giờ, bất cứ ai cũng có thể mua và bán cần sa ở bất cứ đâu", theo ông Chanchai.

Nguyên do là mặc dù mục đích của việc chấp thuận hợp pháp hóa cần sa là hướng tới mục đích sử dụng trong y tế và kinh tế, tuy nhiên người dân vẫn có thể trộn cần sa vào thực phẩm hoặc tạo ra các sản phẩm để bán cho những người tiêu dùng không biết rõ nguồn gốc.

Tiến sĩ Taejing Siripanich, tổng thư ký của tổ chức Lái xe an toàn nói rằng, ông lo ngại về những vụ tai nạn đường bộ do người lái xe gây ra dưới ảnh hưởng của cần sa.

"Chúng tôi đã vận động chiến dịch không lái xe trong tình trạng say xỉn (bia rượu) trong suốt hơn 30 năm qua, nhưng tai nạn hàng ngày vẫn xảy ra và bây giờ tới lượt cần sa được cấp phép, chúng tôi không có luật nào để kiểm soát nó", ông này cho biết thêm.

Đồng quan điểm, bà Rasmon Kalayasiri, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chất gây nghiện tại Khoa Y, Đại học Chulalongkorn lo lắng, bà chưa nhìn thấy bất kỳ biện pháp nào giúp ngăn chặn việc lạm dụng cần sa. Bởi một khi có quá nhiều tetrahydrocannabinol (THC), thành phần hoạt chất trong cần sa, được trộn trong thực phẩm thông thường có thể khiến người tiêu dùng mất tỉnh táo.

"Điều tôi lo ngại nhất là việc sử dụng cần sa ở thanh thiếu niên vì nó là chất độc hại và có thể làm tổn thương tế bào não", bà Rasmon cảnh báo.

Một nghiên cứu cho thấy có khoảng 1% thanh thiếu niên Thái Lan sử dụng cần sa vào năm 2019 nhưng con số này đã tăng lên 2% vào năm 2020 và 2,5% vào năm ngoái.

Người phát ngôn chính phủ Thanakorn Wangboonkongchana cho biết, hiện Thủ tướng đã nắm bắt được những quan ngại cùng với các đề xuất của nhiều ngành về vấn đề này và yêu cầu Bộ trưởng Y tế Công cộng Anutin Charnvirakul sẽ chủ trì một hội đồng thảo luận về chính sách cần sa quốc gia để đảm bảo việc sử dụng nó phù hợp với kế hoạch mục đích y tế của chính phủ.



source https://nongnghiep.vn/cho-ga-an-can-sa-thay-the-thuoc-khang-sinh-d325280.html

Nằm trong chiến lược mở rộng hệ thống trang trại chăn nuôi công nghệ cao chuẩn khép kín, ngày 8/6 vừa qua, Công ty Cổ phần Nông nghiệp BaF Việt Nam (BaF Việt Nam) tổ chức Lễ khánh thành trang trại chăn nuôi heo giống Tây Ninh 3 tại huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.

Ban Lãnh đạo Công ty BaF thực hiện nghi thức cắt băng khánh thành trang trại chăn nuôi heo hậu bị Tây Ninh 3. Ảnh: KL.

Ban Lãnh đạo Công ty BaF thực hiện nghi thức cắt băng khánh thành trang trại chăn nuôi heo hậu bị Tây Ninh 3. Ảnh: KL.

Trang trại được đầu tư xây dựng, vận hành theo tiêu chuẩn châu Âu, gồm 8 chuồng hậu bị và 1 chuồng dành cho heo cai sữa. Trong đó, áp dụng công nghệ cho ăn tự động, sử dụng biến tần trong hệ thống thông gió giúp điều hòa không khí thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông, loại bỏ hơi ẩm, bụi bẩn và các vi sinh vật gây bệnh, giúp heo có sức khỏe tốt.

Điểm đặc biệt của hệ thống cho ăn và làm mát là vận hành tự động thông qua hệ thống điều khiển trung tâm, đảm bảo quản lý hiệu quả quy trình chăn nuôi quy mô lớn. Ngoài ra, trang trại cũng chú ý đến các yếu tố về an toàn sinh học, công nghệ chăn nuôi và thân thiện với môi trường. Các phương tiện vận chuyển và con người đều được cách ly, sát khuẩn 2 lớp trước cổng trang trại và trước khu sản xuất trước khi vào khu sản xuất.

Quan trọng nhất, hệ thống xử lý chất thải được trang bị kỹ thuật tiên tiến để xử lý triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường theo các phương pháp chăn nuôi truyền thống. Công nghệ xử lý nước trong trang trại đạt chất lượng loại A theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế để sử dụng cho sinh hoạt hằng ngày tại khu văn phòng và khu nhà ở. Tất cả đều nằm trong quy trình chăn nuôi khép kín chuẩn 3F (Feed-Farm-Food) “từ trang trại đến bàn ăn”.

Chuồng heo cai sữa công nghệ cao. Ảnh: KL.

Chuồng heo cai sữa công nghệ cao. Ảnh: KL.

Bà Bùi Hương Giang, Tổng Giám đốc BaF Việt Nam cho biết, BaF đầu tư bài bản, công nghệ hiện tiên tiến cho các trang trại hướng đến cung cấp những sản phẩm sạch, an toàn cho cộng đồng. Bên cạnh đó, việc liên tục mở rộng quy mô trang trại chăn nuôi không chỉ khẳng định hiệu quả trong chiến lược phát triển của BaF Việt Nam mà còn là cách để công ty đóng góp vào sự phát triển địa phương, tạo công việc và thu nhập ổn định cho người lao động.

Ngày 9/6, BaF Việt Nam tiếp tục khởi công trang trại heo giống Tây Ninh 7 với quy mô 60 nghìn heo nái hậu bị mỗi năm, nhằm hoàn thành mục tiêu đưa vào vận hành thêm 6 trang trại trong năm 2022.

Công ty Cổ phần Nông nghiệp BAF Việt Nam được thành lập từ năm 2017, hoạt động chính trong lĩnh vực chăn nuôi heo và tập trung phát triển mô hình kinh doanh chiến lược theo chuỗi 3F là Feed – Farm – Food; xây dựng hoàn chỉnh quy trình khép kín từ con Giống – Thức ăn – Hệ thống trang trại đến Nhà máy chế biến thịt thành phẩm.

Năm 2022, Công ty này đặt mục tiêu doanh thu thuần hợp nhất toàn công ty năm 2022 đạt 5.950 tỷ VND, lợi nhuận sau thuế cả năm ước đạt 402 tỷ VND, trong đó mảng chăn nuôi dự kiến đạt 1.272 tỷ đồng.



source https://nongnghiep.vn/dau-tu-mo-rong-trang-trai-heo-hau-bi-quy-mo-lon-theo-chuan-chau-au-d325026.html

Nhằm phát triển nuôi vịt biển tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, thực hiện Dự án phát triển mô hình chăn nuôi vịt biển an toàn sinh học năm 2022, Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên (Viện Chăn nuôi) đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị triển khai mô hình chăn nuôi vịt biển an toàn sinh học trên địa bàn tỉnh.

Vịt biển thích nghi với nhiều điều kiện nuôi nên dễ mở rộng ra nhiều địa bàn khác nhau. Ảnh: Việt Toàn.

Vịt biển thích nghi với nhiều điều kiện nuôi nên dễ mở rộng ra nhiều địa bàn khác nhau. Ảnh: Việt Toàn.

Xuất phát từ nguyện vọng của người dân vùng đồng bằng xã Hải Quế (huyện Hải Lăng), Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị và Trạm Khuyến nông huyện Hải Lăng đã khảo sát thực tế các hộ dân có nhu cầu tại xã Hải Quế, là địa bàn vùng trũng của huyện Hải Lăng để triển khai mô hình trình diễn.

Vịt biển trong mô hình được nuôi theo hướng thịt với quy mô 5.300 con, 10 hộ tham gia, mỗi hộ nuôi 530 con. Tham gia mô hình, người dân được hỗ trợ 50% chi phí con giống, thức ăn, vacxin và thuốc sát trùng, 50% kinh phí còn lại do các hộ đối ứng.

Ông Trần Lương, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Hải Lăng cho biết, giống đưa vào mô hình là vịt biển 1 ngày tuổi, được ấp nở tại Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên. Con giống lúc bàn giao cho các hộ đảm bảo khỏe mạnh, nhanh nhẹn, độ đồng đều cao. Thức ăn là loại chuyên dụng dành cho chăn nuôi vịt, gồm 2 giai đoạn phát triển đúng yêu cầu của mô hình đề ra. Trong đó thức ăn giai đoạn 1 có hàm lượng đạm 21%, giai đoạn 2 với độ đạm 17%.

Tham gia mô hình, các hộ còn được Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị tổ chức tập huấn, chuyển giao toàn bộ quy trình kỹ thuật về chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh cho vịt biển, đảm bảo chăn nuôi an toàn sinh học...

Vịt biển cho thấy khả năng tăng trọng nhanh hơn, kháng bệnh cao hơn vịt thường. Ảnh: Việt Toàn.

Vịt biển cho thấy khả năng tăng trọng nhanh hơn, kháng bệnh cao hơn vịt thường. Ảnh: Việt Toàn.

Qua quá trình nuôi cho thấy vịt biển dễ nuôi, có khả năng thích nghi cao với nhiều phương thức nuôi khác nhau, có thể uống được nước nhiều nguồn khác nhau và tìm kiếm, sử dụng thức ăn từ thiên nhiên như cá, ốc… với số lượng nhiều mà không bị tiêu chảy. So với một số giống vịt nuôi phổ biến tại Quảng Trị có cùng độ tuổi, giống vịt biển có khả năng tăng trọng nhanh hơn, kháng bệnh cao hơn.

Bà Vương Thị Lan Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên cho biết, đây là giống vịt do Trung tâm chọn tạo và đã được công nhận là một tiến bộ kỹ thuật từ năm 2014. Vịt có khả năng thích nghi rộng trong điều kiện nước lợ, nước mặn, thích hợp với các vùng ven biển và vùng biển đảo. Ngoài ra, vịt còn có thể nuôi trong điều kiện nước ngọt theo nhiều phương thức khác nhau như nuôi nhốt trên khô không cần nước bơi lội, nuôi nhốt trong vườn cây, vườn đồi, nuôi nhốt kết hợp cá - vịt, cá - lúa - vịt, lúa - vịt...

So với các giống vịt địa phương cùng thời gian nuôi, vịt biển có khả năng tăng trọng nhanh, sức đề kháng cao hơn, ít bệnh. Thịt của vịt biển nạc dày, ít mỡ nên phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Sau 70 ngày nuôi, tỷ lệ vịt biển nuôi sống trung bình toàn đàn đạt 97,21%. Khối lượng khi xuất chuồng trung bình cho 10 hộ đạt hơn 2,8kg/con/70 ngày nuôi.

Vịt biển tiêu thụ dễ do chất lượng thịt thơm ngon. Ảnh: Việt Toàn.

Vịt biển tiêu thụ dễ do chất lượng thịt thơm ngon. Ảnh: Việt Toàn.

Trong 10 hộ nuôi có nhiều hộ đạt và vượt trọng lượng trung bình theo yêu cầu của mô hình. Kết quả này cũng cho thấy tốc độ tăng trọng của vịt biển tại mô hình ở Quảng Trị rất tốt, khả năng thích nghi cao với điều kiện chăn nuôi tại các hộ dân trên địa bàn Quảng Trị. Với giá bán vịt 35.000 đồng/kg, hoạch toán sơ bộ hiệu quả kinh tế của mô hình vịt biển thương phẩm thu lãi trung bình trên 10 triệu đồng/hộ.

Ông Trần Cẩn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị cho biết: Trong 3 năm (2020 - 2022) triển khai dự án “Phát triển mô hình chăn nuôi vịt biển đảm bảo an toàn sinh học”, Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị đã hỗ trợ xây dựng 30 mô hình cho các hộ dân trên địa bàn tỉnh với 14.000 con vịt biển. Qua quá trình theo dõi cho thấy các thông số kỹ thuật đều đạt và vượt so với yêu cầu kỹ thuật đề ra, mô hình phù hợp với nhiều hộ dân sống tại vùng ven biển.



source https://nongnghiep.vn/vit-bien-thich-nghi-rong-thit-thom-ngon-de-ban-gia-cao-d325001.html

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget